Giới thiệu công cụ làm việc với API - Postman

 Trong quá trình phát triển phần mềm thì chắc hẳn không ít bạn đã từng gặp khó khăn với việc kiểm tra dữ liệu từ API trả về, làm sao để biết api trả về object như thế nào, làm sao để kiểm tra api mình viết đã đúng chưa vân vân và mây mây. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một công cụ để chúng ta làm việc với API vô cùng hiệu quả rút gắn thời gian đọc document, kiểm tra code dễ dàng hơn.

1. Giới thiệu postman

    Postman là 1 công cụ để test API của cty Postdot Technologies được bắt đầu phát triển từ năm 2012.
     Ưu điểm:
            – Dễ sử dụng, hỗ trợ cả chạy bằng UI và non-UI.
            – Hỗ trợ viết code cho assert tự động bằng Javascript.
            – Hỗ trợ cả RESTful services và SOAP services.
            – Có chức năng tạo API document.

    Nhược điểm:
             – Những bản tính phí mới hỗ trợ những tính năng advance: Làm việc theo team, support trực tiếp…

2. Cài đặt Postman

Postman cho phép người dùng cài đặt dưới 2 hình thức: tool cài vào máy và Chrome Apps. Ở bài này mình sẽ chỉ hướng dẫn mọi người cài postman vào máy.

Các bạn tải bộ cài tại: http://gestyy.com/w9Lv2j



Sau khi vào trang chủ các bạn click vào Download the App. Trang sẽ chuyển các bạn tới trang download

 Phiên bản hiện tại là 7.22.1. Có các gói cài đặt cho các hệ điều hành windows, macOs và linux. các bạn chọn hệ điều hành tương ứng mình sử dụng. Ở đây mình dùng windows, click vào Download sẽ có 2 lựa bọn là phiên bản cho win 32bit hoặc 64bit mọi người click vào phiên bản của mình để tải về.

 Sau khi tải về mọi người double click vào file cài đặt để hoàn tất quá trình cài đặt. Khi setup postman sẽ config một số thông tin và giải nén bộ cài và cũng không cần mọi người thao tác gì thêm click vào vào để cho trình setup tự chạy. Sau khi chạy xong sẽ mở giao diện postman như thế này

 OK quá trình cài đặt hoàn tất.

3. Các thành phần chính của Postman

 - Settings: chứa các thông tin về cài đặt chung.
 - Thông tin Account: dùng để Login, logout và sync data.
 - Settings tùy chỉnh: themes, shortcut, format…
 - Import data từ ngoài vào



Collections: lưu trữ thông tin của các API theo folder hoặc theo thời gian.



API content: hiển thị nội dung chi tiết API và các phần hỗ trợ giúp thực hiện test API. Đây là phần mà tester phải làm việc nhiều nhất.



Trong phần này gồm có 3 thành phần chính:
  - Environments: Chứa các thông tin môi trường.
  - Request: Phần chứa các thông tin chính của API.
  - Response: Chứa các thông tin trả về sau khi Send Request.

Bài hướng giới thiệu của mình tới đây là xong rồi đó, chúc các bạn sử dụng postman thành thạo và hiệu quả nha

Nhận xét

Được xem nhiều nhât

Download Devexpress 17.1 full crack và hướng dẫn cài đặt

Kéo thả code với toolbox trong visual studio

Hướng dẫn cài đặt Visual studio 2013

C# winform design parent form - Cách design để show form login trong parent form dưới dạng dialog

Hướng dẫn sử dụng postman